Du lịch Malaysia có những vùng đẹp như mơ nhưng còn có một nơi rất ít người biết tới, ở đó loài rùa biển Hawksbill chọn nơi làm nhà – Kuala Penyu.
Xem thêm >>> tour du lịch Malaysia của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn chi tiết
Trong tiếng Bahasamalayu, Kuala là cửa biển, nơi nước sông chảy hòa vào biển, Penyu là rùa. Cái tên đã mô tả chuẩn xác vị trí địa lý và đặc điểm quan trọng nhất của thị trấn này. Từ thủ phủ Kota Kinabalu của bang Sabah hay còn được gọi tắt là KK, theo đường bộ 2 giờ ô tô qua bìa rừng xanh mướt, những cây cầu bắc ngang sông, qua đồi dốc, du khách đặt chân đến ngôi làng lánh xa đô thị ồn ã.
Du lịch Malaysia – Đến thăm thiên đường của Rùa biển
Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng vì vẻ đẹp vừa cổ kính vừa thơ mộng của các tòa nhà gỗ cổ hơn ngàn năm dọc hai bên bờ Đà Giang. Và hơn thế nữa, cổ trấn nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam nay được bao bọc bởi các dãy núi và ối câu chuyện huyền hoặc về tộc người Miêu
Thức đêm chờ rùa nở
Kuala Penyu được xem là thiên đường của loài rùa
Thị trấn Kuala Penyu, cửa biển của loài rùa, men theo đường bờ biển và rộng ra về phía rừng. Các kumpung (làng) thường nằm cách nhau những quả đồi, khúc sông hoặc một đoạn rừng. Kumpung Menumpang chính là nơi tôi đặt chân đến và quyết định ở lại.
Elizabeth Miasin và Ferdinand Kimlin – chồng cô có căn nhà mái thấp nằm ngay bờ biển với hàng dừa lâu năm xanh mướt. Ngoài ông việc xây dựng các công trình Thiên chúa giáo, họ dành riêng nhiều phòng trong nhà để tiếp đón các tình nguyện viên trên thế giới. Rất nhiều bạn trẻ đến từ nhiều châu lục hỗ trợ các công việc thiện nguyện trong thị trấn.
Trẻ nhỏ trong làng giữ rùa nở chờ sáng để thả về biển
Ngày tôi đi du lịch Malaysia đến thăm Kuala Penyu cũng là mùa rùa mẹ Hawksbill lên bờ đẻ trứng. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên ở Borneo đã cho người đến giám sát, khoanh vùng tổ trứng và làm hàng rào bảo vệ. Hai tổ trứng rùa nằm ngay trước hiên nhà Elizabeth đã nở sau đó 3 tháng với hơn 200 con khỏe mạnh. Sự kiện rùa nở như một ngày quan trọng với cả thị trấn. Theo lịch dự đoán vào đêm rùa nở, người lớn và trẻ con trong làng kéo nhau ra bờ biển ngồi chờ đến tầm nửa đêm để ngắm từng sinh linh bé nhỏ lần lượt chui lên từ lòng cát. Mùa rùa nở cũng là mùa cá mập vào gần bờ vào ban đêm vì vậy chúng được dân làng giữ lại chờ đến sáng mới thả về biển. Người ta để trẻ con trong làng tự tay bế từng bé rùa con thả xuống bờ cát, đấy là cách giáo dục trẻ em yêu thiên nhiên bằng hành động thiết thực nhất. Rùa biển trong tự nhiên ngày nay không còn nhiều do biến đổi khí hậu, đại dương ô nhiễm do rác thải và những đường dây đánh bắt phi pháp, vì vậy nỗ lực của người dân nơi đây như vừa gìn giữ hệ sinh thái biển vừa neo lại niềm tin vào con người
Tháng 4 rực nắng
Bờ biển dài, kín gió, thủy triều lặng là nơi thích hợp cho rùa biển cư trú
Như để đền ơn lòng người, đất trời ban cho Kuala Penyu những mùa nắng đẹp đến nao lòng. Đường bờ biển dài 80km, cách bờ không xa là bãi san hô dày đặc chắn sóng lớn nên bờ ở Kuala Penyu khi thủy triều lên hay rút xuống đều êm ả, phẳng lặng. Nguồn thức ăn dự trữ ở biển là các loài cá cơm, cá đuối, cá trích và rất nhiều ghẹ. Vào những tháng cuối Xuân đầu Hạ, ngư dân chỉ cần quăng lưới gần bờ, mỗi mẻ đã được vài ký cá cơm trắng tươi nhảy tanh tách. Người kéo lưới lực lưỡng ngập trong sắc nắng rực như cam chín. Tháng 4, bầu trời trong vắt, mặt biển lặng sóng như mặt gương khổng lồ phản chiếu. Mùa này, chỉ cần đi dạo trên biển là có thể nhìn thấy “cuộc diễu hành” của rất nhiều động vật biển bơi vào gần bờ như: sam, cá đuối, cua, còng gió, sứa biển… Dừa tươi thì miễn phí nếu bạn muốn leo lên cây tự hái.
Đường vào rừng nhiệt đới Sabah – Borneo
Cách thị trấn khoảng 30 phút đi cano hướng về phía ngoài khơi là đảo Pulau Tiga xinh đẹp. Sắc đỏ của bình minh hoặc hoàng hôn nơi đây đủ khiến du khách bần thần không nỡ rời chân đi. Hòn đảo này thuộc khu vực bảo tồn Tiga, mái nhà của hệ động thực vật trù phú: chim hồng hoàng Hornbill, kỳ đà nước với thân lớn như cá sấu và ti tỉ loài ốc mượn vỏ Hermit trên bờ biển, buổi tối vào rừng leo lên cây để ngủ.
Văn hóa và lễ hội đầy màu sắc tôn giáo
Bang Sabah nói riêng hay Malaysia nói chung là tổ quốc hòa hợp tôn giáo. Người dân theo đạo Hồi, Thiên chúa và Phật giáo đều chung sống cùng địa bàn, tham gia các hoạt động cộng đồng hay những ngày lễ hội. Chợ phiên Tamu bắt đầu mỗi chiều thứ Hai và kéo dài cho tới hết ngày hôm sau bày bán hầu như nhu yếu phẩm cho người Hồi giáo như hải sản, rau củ quả tươi từ địa phương. Đặc biệt nhất là loại sầu riêng đỏ Sabah thơm ngon độc đáo chỉ vùng này mới trồng được.
Hệ động thực vật ở Kuala Penyu vô cùng phong phú
Vùng ngập mặn và con sông Klias chảy quanh địa hình đã nuôi dưỡng loài cây Sago với nhựa của nó làm thành loại bột trắng sánh, rở thành món ăn truyền thống của cư dân đảo Borneo. Vào tuần trước tiên của tháng 7 là lễ hội Sago có tên Pesta Rumbia. Người dân địa phương mặc đồ truyền thống, trưng bày các sản phẩm làm từ cây sago, thưởng thức ẩm thực và múa hát quanh ngọn lửa.
Kuala Penyu được nuôi dưỡng bằng lòng tốt của thiên nhiên vì vậy đời sống của người dân nơi đây rất thanh thản, bình yên. Một chỗ trốn lý tưởng cho những ai muốn ở ẩn, hòng tìm lại sự cân bằng cho tâm hồn đương mỏi mệt. Du khách không cần phải sửa soạn gì nhiều. Có thế nào cứ thế mà đến để tận hưởng sự hòa hợp với thiên nhiên và con người.
Những lưu ý khi du lịch Malaysia
Lặn biển ở Sabah – Borneo là trải nghiệm thú vị
Từ Kuala Lumpur (KL) đến Kota Kinabalu (KK) bằng các chuyến bay giá rẻ của Airasia hàng ngày. Visa Malaysia miễn phí cho người Việt là 30 ngày. Qua các bang khác nhau, hải quan sẽ đóng dấu vào hộ chiếu.
Đến Kuala Penyu bằng ô tô bus từ KK đến thị xã Beaufort. Từ Beaufort có thể đi taxi, mini bus hoặc xin đi nhờ để đến trung tâm thị trấn Kuala Penyu tầm 50 phút.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4. Nhiệt độ rất cao và không có mùa lạnh, chỉ nên tránh bão lớn từ tháng 8 đến tháng 10. Ngắm hoàng hôn trên biển đẹp nhất từ tháng 2 đến tháng 6.
Nơi lưu trú cho khách du lịch: Tampurung resort cách trung tâm thị trấn tầm 10km.
Nơi lưu trú cho tình nguyện viên, liên hệ Elizabeth qua email: freliz_5568@yahoo.com
Đi du lịch Malaysia, bạn nhớ dùng tiền Ringgit (MYR), 1 MYR từ 5.000 đến 6.000 VNĐ.
Thức ăn: sago ăn với nước sốt cà ri, các loại cà ri hải sản, đồ nướng… Trái cây nhiệt đới đa dạng và có giá rất rẻ: măng cụt, chuối, sầu riêng, tarab, đu đủ, dưa hấu,…
Bạn đã đi du lịch Malaysia chưa?